Thông báo

lsvn
gd
violympic
vnedu
HCM

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Cựu GV, cựu HS

school

Kỷ Yếu Mới

Chủ nhật - 14/08/2022 23:18
Kỷ Yếu Mới

Kỷ Yếu Mới

Kỷ Yếu Mới

TUỔI 75
Tôi quay cùng trái đất
Đã được 75 vòng
Qua hành tinh nóng nhất
Vui thỏa lòng ước mong
Vẫn thấy trời xanh trong
Vẫn thấy yêu cuộc sống
Dẫu mắt mờ chân chậm
Mái tóc đã đổi màu
Da đồi mồi xẫm nâu
Dày vết nhăn năm tháng
Vẫn vui cùng bè bạn
Vẫn chăm tập dưỡng sinh
Yêu bài cacách mạng
Có một thuở đời mình
75 năm đã qua
Bao thăng trầm thay đổi
Tiền tài và danh lợi
Tất cả là phù du
Nay các con khôn lớn
Đều lạc nghiệp an cư
Già sống vui sống khỏe
Tiếng lòng gửi vào thơ.
 
Tháng 2/2017
Nguyễn Thị Kim Tình – nguyên giáo viên dạy môn Toán
 
 
 
 
25 NĂM NGÀY VỀ
 
Hai lăm năm trở lại thăm trường
Rộn rã đi tìm dấu chân thất lạc
Thầy, Cô tóc nay đã nhiều sợi bạc
Vẫn mơ về đò cũ bến sông xưa
 
Em trở lại trường hẹn nhau mùa phượng nở
Tìm câu nói dở dang câu ca nào sót lại
Kỷ niệm đong đầy một thời nông nổi
Tuổi học trò nhớ mãi lúc bên nhau
 
Hai lăm năm gặp lại hôm nay
Quên sao được những chiều nắng muộn
Xôn xao vào hạ…chia tay
Gác mộng mơ giữa dòng đời xuôi ngược
 
Nhớ những mùa hoa phượng đi qua
Quá khứ ngủ yên, sân trường quên lãng
Cõng trên lưng lời hứa nửa chừng bỏ ngỏ
Thấm nặng lòng chờ tháng bảy mưa ngâu
 
Ngày về nôn nao gặp thầy gặp bạn
Gặp ánh mắt một thời… chông chênh nghiêng ngã
Và những sáng những chiều vừa quen vừa lạ
Bước lên đò - xin mãi nhớ về nhau!
 
                                          Trần Thanh – nguyên giáo viên dạy môn Hóa
 
BẦU TRỜI KHU TẬP THỂ HÔM ẤY ĐẦY SAO
 
Tôi là một giáo viên sử địa của chế độ cũ. Sau năm 1975 khi miền Nam được giải phóng tôi được gọi là giáo viên lưu dung.
Về công tác ở trường PTTH Trần Quốc Tuấn năm 1970 đến sau 1975 tôi vẫn được công tác ở trường Trần Quốc Tuấn.
Trong năm 1975, tôi phải đi thuê nhà  để ở. Ở đâu cũng chỉ được 2-3 tháng thì chủ nhà bán nhà, không cho tôi thuê nữa. Ngày 8 tháng 11 năm 1975 tôi bị chủ nhà lấy nhà lại để họ bán.
Tôi đến gặp thầy hiệu trưởng Trần Quốc Tuấn lúc đó là thầy Trần Văn Thận kể chuyện tôi không có chỗ ở và xin thầy cho tôi vào khu tập thể. Thầy nói: mình có 2 phòng
- 1 phòng làm việc diện tích 20m2
- Và 1 phòng để sinh hoạt cũng diện tích 20m2
Mình sẵn sàng nhường cho cô giáo một phòng 20m2.Thế là thầy chỉ còn một phòng làm việc, 5 giờ chiều thầy về nhà với gia đình.
Từ đó tôi đã có một chỗ ở yên tâm lo việc chuyên môn.
Đầu xuân năm 1976 năm Bính Thìn, tôi theo mẹ đi xem bói ở Huế. Bà thầy bói nói: Khi nào hoa sen nở, hương thơm ngạt ngào thì lúc đó sẻ có một người đến cầu hôn. Tôi vào Quảng Ngãi đi dạy, ngày nào tôi cũng ra hồ sen ở cách đó 500m thấy sen gần tàn mà người cầu hôn đâu chẳng thấy.
Một buổi sáng mùng một Tết Đoan Ngọ năm Bính Thìn, tôi đến nhà cô Thảo chơi, một giáo viên dạy địa lý ở miễn Bắc vừa đổi về.
Cô dẫn tôi ra vườn ngồi bên hồ sen hái cho tôi 2 bông sen nói: em cho chị đem về nhà cắm cho thơm.
Tối hôm đó tôi thấy phòng của tôi ngạt ngào hương thơm hoa sen; ám ảnh lời nói của bà thầy bói, tôi nhìn đồng hồ: 8giờ tối. Tôi ngồi vào bàn trang điểm, đánh chút má hồng, tô chút son môi, chờ đợi. 8 giờ 05 phút. Cốc… cốc… cốc…ai lại tới vào giờ nầy? Đàn ông hay đàn bà??
Tôi ra mở cửa, người đàn ông đứng ngượng ngùng tay cầm bó hoa hồng. Người đó là anh Nguyễn Đức Quyền – một thầy giáo dạy văn, Tổ trưởng tổ văn của trường Trần Quốc Tuấn. Tôi đã ngưỡng mộ người thầy giáo nầy, nghe học sinh khen thầy dạy hay, thắp lữa cho tâm hồn văn học. Trong các buổi họp hội đồng, anh đọc tham luận, phê bình chuyên môn rất hay. Tôi mời anh vào nhà, anh nhẹ nhàng để bó hoa hồng lên bàn. Tôi mời anh uống nước, anh mở lời: “Mẹ tôi muốn Nghê về làm dâu. Nghê trả lời đi”
Tôi nói: Anh thông minh thì biết câu trả lời của em rồi. Trong mắt anh tôi thấy hình bóng tôi và trong mắt tôi, anh thấy hình bóng anh.
Tôi đưa anh ra cổng và hẹn 3 tuần sau sẻ làm đám cưới. Lúc đó là 10giờ đêm ngày 2 tháng 6 năm 1976 tức mùng 5 Tết Đoan Ngọ năm Bính Thìn. Tôi nhìn lên bầu trời khu tập thể  hôm nay đầy sao lấp lánh, tôi nói thầm với sao đêm “Sao ơi tôi hạnh phúc quá”
Cho mãi đến bây giờ đã cách xa khu tập thể 42 năm nhưng tôi vẫn nhớ hoài khu tập thể là mảnh đất thiêng liêng đầy kỷ niệm về tình người và tình yêu, là nơi một vị hiệu trưởng đáng kính đã nhường cho tôi một chỗ ở và nơi chồng tôi đã cầu hôn tôi. 
                   Quảng Ngãi, ngày 18/1/2017
Trương Thị Vân Nghê - nguyên giáo viên dạy môn Lịch Sử
 
THĂM LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA
 
Tôi về thăm lại mái trường xưa
Trời thu xanh thắm lá đong đưa
Long não xếp hàng như đứng đợi
Thấp thoáng hình ai trong nắng trưa
 
Đồng nghiệp cầm tay đứng bên nhau
Thương sao mái tóc đã bạc màu
Bao Thầy giờ đã người thiên cổ
Biết có nhắn gì cho mai sau
 
Ôi nhớ làm sao nhớ những ngày
Chén cơm trộn lẫn với ngô khoay
Từng đêm thao thức cùng giáo án
“Bài học làm người” giảng ngày mai
 
Thương lắm những đứa em của tôi
Sáng đến trường chiều lo cơm áo
Trải mấy mùa nắng mưa giông bão
Vẫn mơ ngày đủ cánh chim bay
 
Gặp những Thầy Cô giáo hôm nay
Đẹp xinh tươi trẻ gái và trai
Tôi như thấy mình ngày xưa ấy
Lồng ngực căng tràn, sống mê say
 
Tôi lại về bên tướng Hưng Đạo Vương
Bao tháng năm qua gắn với trường
Chắc Người mong lắm đàn hậu bối
Nối gót tiền nhân giữ quê hương
 
Bài thơ viết mãi chẳng hết lời
Xin gửi lòng tôi đến bao người
Suốt đời im lặng khơi giòng chảy
Để những dòng sông về biển khơi
Mùa thu 2017
                           Trần Thị Kim Thành – nguyên giáo viên dạy môn Địa
HỒI TƯỞNG
 
Cứ mỗi năm đến ngày 20 – 11
Ký ức lại về thôi thúc lòng tôi
Nhớ cảnh sân trường bao đứa trẻ  đùa vui
Và các thầy cô chuẩn bị vào bài giảng
Thoáng chốc đã! 70 năm rồi bạn!
Bọn chúng mình tuổi đã già nua…
Vốn in đậm bao tâm hồn thơ dại
Mỗi độ tựu trường sao nhớ quá bạn ơi
Ngoài sáu, bảy mươi hơn nửa cuộc đời
Mình gặp lại nhau trong ngày nhà giáo
Vẫn cái bắt tay, vẫn câu chào thân ái
Nhớ nhé! Bạn ơi! Khi tuổi mới vào nghề.
Trịnh Thị Mừng – nguyên giáo viên phụ trách Nhà Trẻ, Mẫu Giáo của trường 
 
 
 
 
 
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Tốt nghiệp tháng 10/1975, nhận Quyết định của Bộ Giáo dục về Ty Giáo dục Nghĩa Bình công tác.
Tháng 11/1975 nhận Quyết định của Ty Giáo dục tỉnh Nghĩa Bình về dạy Pháp văn tại trường THPT Trần Quốc Tuấn, thị xã Quảng Ngãi (nay là tỉnh Quảng Ngãi).
Đó là sơ lược lý lịch về trường Trần Quốc Tuấn, nơi mà giờ đây tuy tuổi đã vào loại “xưa nay hiếm” vẫn còn đọng lại nhiều kỷ niệm sâu sắc trong sự nghiệp của mình.
Có ai ngờ cái tên trường Trần Quốc Tuấn lại quá ư để lại nhiều kỷ niệm trong cuộc đời mình đến thế. Mới ra trường, cái tuổi 23 đầy mơ mộng đâu biết rằng những khó khăn còn đang phía trước. Tôi được phân công dạy Pháp văn hai khối A và D của trường. Năm 1978, sau ba năm giảng dạy, ngoài hai khối A và D còn chủ nhiệm một lớp ban C, đó là lớp 10C3 năm ấy. Giảng dạy ngoại ngữ ở một trường lớn của tỉnh đã là một áp lực đối với tôi lúc bấy giờ thế mà còn thêm chủ nhiệm lớp nữa. Các học sinh của tôi lúc ấy nhiều thành phần lắm: một số em để không đi lính phải khai nhỏ tuổi, một số em là khóa của Trần Quốc Tuấn khi còn là cấp 2,3 chuyển vào học lớp 10. Thành phần đa dạng, học sinh thì nhiều trình độ. Giờ đây tôi chỉ chuyên sâu về lớp chủ nhiệm, vì đó cũng là phần lớn trong sự nghiệp dạy chữ của tôi ở lớp chủ nhiệm này.
Ngoài việc kiêm nhiệm dạy ngoại ngữ một số lớp ban A và D, tôi dạy và chủ nhiệm lớp C3 với bao nhiêu khó khăn, thách thức đối với cô giáo trẻ. Chưa hết tôi cũng là Phó bí thư chi đoàn giáo viên nhà trường nữa, nên công việc cũng thêm phần bận rộn. Thế nhưng ngày ấy, tôi thấy mình làm việc không biết mệt, chắc là tuổi trẻ cộng với sự hăng say nhiệt tình đã đẩy lùi những khó khăn vất vả của người mẹ trẻ (con trai tôi lúc đó mới hơn 1 tuổi, gửi ở nhà trẻ của trường).
Lại nói về lớp C3, lớp này nhiều em năng động, hoạt bác nhưng không kém phần nghịch ngợm. Có những tiết học, các em làm đủ trò quấy rối, tôi đã phải rất khó khăn để vượt qua, có lần lên báo cáo cho Ban giám hiệu (lúc đó thầy Thận hiệu trưởng, thầy Vinh và thầy Hoài Hà hiệu phó) mà không ngăn nổi nước mắt cứ chực trào ra. Thầy Thận đã ân cần khuyên bảo tôi, chỉ dạy tôi trong công tác chủ nhiệm và cách ứng phó với những trò nghịch ngợm của các trò “cá biệt”. Ngày tháng cứ trôi qua, lớp C3 của tôi đã ổn định, tập thể lớp với đội ngũ lớp trưởng Hùng, lớp phó học tập Lan Anh và lớp phó lao động đã vào nền nếp hơn, học giỏi, lao động của nhà trường giao cho hoàn thành tốt, các tiết học trong ngày được giáo viên bộ môn nhận xét ngày càng tiến bộ. Giờ đây viết lại những dòng này nó thật nhẹ nhàng và ngắn ngủi nhưng thực tế là những ngày rất gian nan, vất vả. Tôi đã trải qua tuổi thanh xuân với ngôi trường thân yêu ấy hơn 15 năm, 15 năm ấy biết bao nhiêu buồn vui, vất vả để rồi mình thêm lớn lên, vững chãi hơn trong cuộc đời.
C3 ngày ấy của tôi ơi, thật là nhiều kỷ niệm không nói hết được trên những dòng ký ức này! Giờ đây các cựu học sinh C3 của tôi đã trưởng thành, tung cánh đi khắp miền của Tổ quốc kể cả hải ngoại. Tôi và các em vẫn còn giữ liên lạc với nhau. Nhiều em đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, nhà nước; nhiều em kinh doanh thành đạt, có cuộc sống ổn định, đầy đủ. Hàng năm lớp tôi thường gặp mặt vào ngày mồng 4 Tết để vui vẻ, chuyện trò, tâm sự với nhau. Tôi lúc nào cũng là một nhạc trưởng, điều khiển, lắng nghe và quy tụ các em. Cuộc gặp gỡ giao lưu hàng năm vào dịp Tết là để cho các em có điều kiện giúp đỡ bạn lớp mình khi gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật. Tuy tuổi đời bây giờ C3 của tôi cũng đã lên chức ông nội, bà ngoại rồi nhưng vẫn rất đoàn kết, yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau, không để một thành viên nào của C3 vì khó khăn mà bị bỏ lại phía sau cả.
Đấy là những tâm sự mà bây giờ lần đầu tôi mới kể. Sẽ còn nhiều lắm, nhưng ngắn gọn vậy là được rồi. Mong cho cựu học sinh Trần Quốc Tuấn luôn sống đẹp, sống tốt trong mọi hoàn cảnh. Mong cho ngôi trường thân yêu của chúng ta luôn luôn là nơi đã ra đi và nơi sẽ trở về trong những ngày gặp gỡ, giao lưu đầy yêu thương và kỷ niệm tuổi học trò, giữ vững truyền thống tốt đẹp mà thầy và trò đã dày công xây đắp.       
 Đà Nẵng, ngày 24 tháng 08 năm 2018 
Người viết                                                   
Bùi Thị Thúy Liễu – nguyên giáo viên Pháp văn
         
MÙA THI
 
Bằng lăng hoa tím nhụy vàng
Nắng hè râm mát con đường em đi
Rộn ràng tấp nập ngày thi…
Qua thời áo trắng còn chi mùa hè
Chỉ còn vang vọng tiếng ve
Chỉ còn đọng lại nắng hè chói chang
Mây trời theo gió thênh thang
Còn ta đứng lặng ngỡ ngàng trông theo
Dưới ao cá đớp đuôi bèo
Sân trường phượng nở người theo dõi người.
 
                             Nguyễn Văn Tuyên – nguyên giáo viên dạy môn Địa lý
 
 
 
LỜI TÂM SỰ
                         
Nắng sớm thì thầm huyên náo
Nỗi niềm riêng vẫn mãi đó không thôi
Gió đứng bồi hồi nhớ lại
Nghe bâng khuâng trên đường đời vạn nẻo
Trần Quốc Tuấn mãi dõi theo
Ký ức âm thầm biết bao kỷ niệm
Hoa kết trái tỏa hương thơm
Giữa ngàn xanh trên những thảm lá vàng
Ta nhớ mãi hình bóng nàng
Xin nâng niu dâng tặng những ngàn hoa
Phút giây thiêng bóng chiều tà
Ôi khoảnh khắc con tim ta rung động
Bước chân đó là thầy Trần Đình Trọng
Vẫn hiên ngang in đậm bóng sân trường
Các em giữ mãi tình thương
Ấm lòng trường lớp quê hương rạng ngời!
H
 
 
 
CHO ĐI LÀ CÒN MÃI…
Nhóm Thiện Nguyện K92 Trần Quốc Tuấn được thành lập vào cột mốc đáng nhớ nhân dịp 25 năm – Ngày trở về…. của cựu học sinh khóa K92 (1989-1992) trường PTTH Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi.
Hòa nhịp với niềm hân hoan ngày trở lại sau 25 năm rời xa mái trường, với phương châm: : “Cho đi là còn mãi…..” - Nhóm Thiện nguyện K92 TQT là sự kết nối đầy yêu thương bằng những tình cảm từ trái tim của các thành viên Nhóm. Nhóm là sự quy tụ của nhiều tấm lòng vàng K92 đến từ 16 lớp, những “nhân tài” K92 ở nhiều lĩnh vực, từ các kỹ sư, bác sỹ, doanh nhân thành đạt trên khắp mọi miền đất nước đến những tấm lòng thơm thảo của các “ thường dân” K92…nhưng cùng chung một đặc điểm giàu lòng yêu thương, muốn lan tỏa và san sẻ tình yêu thương đó một cách chân thành và thiết thực nhất.
         Với mong muốn được sẻ chia và mang lại niềm vui cho bà con trên quê hương đất Quảng, vào tháng 06/2017, nhóm Thiện nguyện đã tổ chức buổi thăm khám và phát thuốc miễn phí cho 315 bà con ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây người dân còn lam lũ, chưa chú trọng đến việc chăm sóc bản thân đã được các y bác sỹ K92 và các tình nguyện viên thăm khám hướng dẫn ân cần, mỗi hộ nghèo còn được nhận những phần quà ý nghĩa….Chuyến đi này đã đánh dấu sự kiện đầu tiên mà nhóm đã tổ chức thành công trên cả sự mong đợi. Chuyến đi đã lan tỏa được tình yêu thương, san sẻ, ……là kỷ niệm đẹp gắn kết các thành viên và các Thầy cô cùng tham gia thiện nguyện,…tất cả xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn sau bao năm gặp lại…..
           Năm 2018 – Một năm sau, sau sự kiện 25 năm ngày trở về, với ước muốn luôn thắp lửa yêu thương, nhóm Thiện nguyện K92 TQT tiếp tục hành trình: “ Gieo mầm cảm thông” đến những mảnh đời còn khó khăn của bà con Quảng Ngãi. Điểm đến lần này là một xã nghèo thuộc huyện miền núi: xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây, một lần nữa tình yêu thương được lan tỏa, rạng ngời trong từng ánh mắt, nụ cười của cả “ người cho” và “ người nhận”. Nhóm thiên thần áo trắng vẫn tiếp tục sứ mệnh thăm khám và phát thuốc cho bà con, chăm lo sức khỏe cho người dân trong khả năng của mình. Bên cạnh đó, vẫn có những gian hàng sách vở, quần áo cũ đã được chọn lọc sắp xếp ngay ngắn để bà con tự chọn theo nhu cầu. Đặc biệt, những hộ gia đình khó khăn đã được nhóm TN trao tặng món quà vô cùng ý nghĩa và thiết thực, trao tặng con giống giúp hộ nghèo ổn định nguồn thu nhập và chăn nuôi lâu dài…..Ngoài những chuyến đi hỗ trợ cộng đồng trên, 02 năm qua Nhóm còn đồng hành cùng Trường khuyết tật Tỉnh (Nay là Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh QN) nhân dịp trung thu 2017 và một số hoạt động nhỏ lẻ khác cùng với Quý Thầy cô và một số các bé F1 có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu cha thiếu mẹ ……là thành viên K92.
          Có thể nói, Nhóm Thiện nguyện K92 là một điểm nhấn, là niềm tự hào, là tâm huyết mong muốn chia sẻ yêu thương như một sự tri ân của những cánh chim đã trưởng thành quay về, góp nhặt yêu thương với quê hương Núi Ấn Sông Trà.
       Hy vọng, với lòng trắc ẩn và tri ân của các tấm lòng K92, nhóm tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các mạnh thường quân cùng toàn thể các bạn, ngọn lửa yêu thương sẽ tiếp tục được sẻ chia hôm nay và mai sau….
                                                                      Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 9 năm 2018
                                                                 Nguyễn Ngọc Như Thi – Lớp 12C2 K92 TQT
 
TÂM SỰ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày 9/6/2015 chúng ta phát hành giấy mời các thầy cô giáo về dự Kỷ niệm 25 năm ngày ra trường khóa 90, hơn một tuần sau Phan Anh nhận được điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm từ lớp 10 đến lớp 12, cô Lê Thị Thu Nguyệt; cô nói: Em đến nhà cô, cô cần nói chuyện với em.
Chiều đó với tâm trạng lo lo tôi đến thăm cô tại ngôi nhà trong hẽm Phan Đình Phùng TP Quảng Ngãi, gặp nhau sau vài lời chào hỏi cô nói thế này.
Thấy em ký giấy mời thay mặt BLL K90 mời cô đến dự Lễ Tri ân và nhân Kỷ niệm 25 năm ngày ra trường khóa 1987-1990 nên cô muốn gặp em hỏi mấy ý sau; cô thấy nội dung chương trình sơ sài quá chỉ ghi đơn giản:
- Lễ dâng hương Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 
- Lễ tri ân Thầy Cô trong hội trường 
- Tiệc liên hoan và giao lưu
Sau một hồi tôi giải thích mỗi chương trình trên đều có kịch bản riêng và tóm tắt một số nội dung chính báo cho cô như: Phát biểu của các thầy cô giáo; Phát biểu của ban giám hiệu nhà trường; Tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; Tặng hoa, quà cho thầy cô giáo đã về hưu; Tặng kinh phí ủng hộ nhà trường... thì được cái gật đầu và nụ cười của cô.
Sau đó cô mới hạ giọng hỏi: Em có biết trường ta có hội Cựu giáo chức do thầy Trần Đình Trọng nguyên hiệu trưởng làm chủ nhiệm không? hiện nay có gần 70 thầy cô và đang sinh hoạt ra sao không?. Để tạo niềm vui, chia sẻ với nhau lúc tuổi già các thầy cô  đã lập hội và mỗi hội viên một tháng đóng 10.000 đồng, hiện nay có một số thầy cô giáo đã lớn tuổi, bệnh tật và kinh tế khó khăn...Các em có kế hoạch tổ chức Lễ tri ân Thầy Cô là rất tốt, nhưng qua trao đổi với các thầy, cô nghĩ khóa em cũng nên đóng góp một khoản kinh phí cho Hội CGC, để hội có kinh phí thăm viếng nhau lúc tuổi già, bệnh tật... Cô nghĩ như thế mới gọi là tri ân sau bao năm xa cách của các em với thầy cô giáo cũ.
Phan Anh lắng nghe và cảm nhận được sự  đóng góp chân tình, thiết thực từ cô với người học trò nhỏ bé năm nào, nhưng trong lòng rất lo, hiện nay các lớp đóng góp kinh phí chưa nhiều, đã phát sinh nhiều khoản mục cần phải chi ngoài dự kiến... Nhưng tôi vẫn mạnh dạn cảm ơn cô và hứa sẽ trao đổi vấn đề trên với các bạn trong BTC, nhưng trước mắt em hứa học sinh K90 sẽ ủng hộ 10 triệu cho quỹ của Hội CGC trường TQT.
Tối hôm đấy tôi đưa ý kiến trong nhóm Bàn công việc K90 TQT để trao đổi và xin ý kiến các bạn, bạn Hoàng Ngân và Hoàng Tuấn đều thống nhất nhưng cả hai đều có ý chung: Ủng hộ cho thầy cô 10 triệu thì nhằm nhò gì, Phan Anh đăng ký với thầy Trọng và chuyển vào tài khoản của Hội CGC 30 triệu nhé, nhớ chuyển trước ngày 27/6/2015 cho các thầy cô giáo phấn khởi và mình đã thực hiện đúng như các bạn đã quyết.
Sau đó chúng tôi đã có nhiều đêm thức rất khuya để bàn công việc với nhau qua Viber, tin nhắn, điện thoại và thống nhất nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức sự kiện 25 năm của chúng ta. Nhưng lại từ nhưng bạn Võ Hoàng Tuấn vẫn chưa bằng lòng với số tiền chúng ta ủng hộ cho thầy cô, sau đó là những lần trao đổi, thay đổi, bổ sung kịch bản... Bạn Nguyễn Hoàng Ngân sẽ thay mặt BLL đứng lên xin phép các thầy cô và kêu gọi các lớp, các thành viên K90 đóng góp trực tiếp tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm, bạn Võ Hoàng Tuấn, Phan Anh... sẽ vận động cá nhân và các lớp ủng hộ...Thực tế  đã diễn ra rất thành công, trong một thời gian ngắn chúng ta đã huy động được 72 triệu bổ sung thêm vào quỹ cho thầy cô.
Phan Anh là người trực tiếp gặp trao đổi và chuyển khoản cho thầy Trần Đình Trọng số tiền trên, nhiều lần sau đó khi gặp nhau thầy luôn nhắc nhờ có khoản tiền của K90 mà thầy cô giáo đã có kinh phí  để hoạt động tốt hơn, thăm ốm một số thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn...Và cái vui nữa là những anh chị em các khóa tổ chức lần sau đều dành một khoảng kinh phí để trao tặng cho quỹ của Hội CGC Trần Quốc Tuấn.
Được các thầy giao nhiệm vụ liên kết với các bạn cựu học sinh TQT, Chuyên Lê Khiết, CVT để tổ chức luyện tập và trình diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và thành lập Quỹ “Mái trường xưa” vào ngày 11/11/2017. Trực tiếp thấy các anh chị đã tặng cho Hội CGC 3 trường số tiền rất lớn, đây là niềm vui là niềm hạnh phúc của các Thầy Cô vào tuổi xế chiều và cũng là niềm tự hào, hãnh diện của những cựu học sinh TQT. Từ những khoản kinh phí tự phát đóng góp của thầy cô, đến sự ủng hộ vào quỹ của K90 ban đầu đã có sức lan tỏa ra ngoài xã hội, ra các anh chị em cựu học sinh TQT thân yêu của chúng ta. Tôi cảm nhận được tình cảm chân tình của những cựu học sinh đã dành cho các thầy cô giáo cũ của mình một tình yêu bao la, rất tình người và rất đáng trân trọng.
Phan Anh cũng rất cảm ơn thời gian qua được làm việc chung với một số bạn có sự quyết đoán cao, nhiệt huyết, thông minh, dám chịu trách nhiệm trước tập thể; sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của một số mạnh thường quân và sự đồng lòng của hơn 450 học sinh khóa K90 TQT để chúng ta đã tổ chức rất tốt sự kiện 25 năm ngày về và duy trì hoạt động mạnh mẽ đến ngày hôm nay. Phan Anh mong rằng chúng ta có nhiều hoạt động thiết thực và đoàn kết hơn nữa để duy trì phát triển K90 bền vững, cùng với các anh chị em các khóa tạo nên một sức mạnh tập thể, đóng góp một phần công sức giúp đỡ những thầy cô giáo đã từng dạy dỗ dưới một mái trường và cộng đồng K90 thân thiết, yêu thương, đùm bọc của chúng ta.  
                                                                            Quảng Ngãi, 20/11/2017
                                                                                Phan Anh - Khóa 90
 
ẤN TƯỢNG VỀ THẦY TÂN HIỆU TRƯỞNG
Sáng nay, đọc thông tin thầy Quảng chuyển công tác ở đơn vị khác. Vị trí hiệu trưởng của Trường ta được trao cho thầy Quang. Tôi xin chia sẻ một ấn tượng về thầy tân hiệu trưởng.
Cách đây cũng lâu lâu rồi. Nhà tôi nằm trên khu trung tâm trục đường Quốc lộ cũ. Chiều nắng tắt hẳn, tôi vừa quét xong sân trước. Nghe tiếng la, một người đàn ông cứng tuổi điều khiển xe vọt nhanh lên đầu xe của một thanh niên, vừa la vừa ép. Cả hai dừng lại. Dáng vẻ to béo, hùng hổ, người đàn ông đề nghị cậu thanh niên nọ quay lại. Không thể va quẹt người khác rồi bỏ chạy. Tôi và một số người chứng kiến đồng tình. Cậu thanh niên miễn cưỡng quay lại, người đàn ông nọ tháp tùng theo. Biển số xe cậu thanh niên nọ cũng được tôi ghi nhớ lại.
Sau này, có dịp cà phê cùng Thầy Dục tôi mới biết người đàn ông Nghĩa hiệp hôm trước chính là Thầy Quang đang là giáo viên dạy Toán của Trường. Tôi có nói với Thầy, rượt đuổi như vậy rất nguy hiểm, lỡ đối tượng đó côn đồ càng nguy hiểm hơn. Thầy cười bảo:" Thấy chuyện bất bình không thể lấy mắt ngó. Phải rượt bắt thằng đó quay lại lo cho người bị nạn, không kịp nghĩ điều gì cả".
Từ bé, tôi đã mê mẩn hành động trượng nghĩa của các anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử. Tôi phục hành động của Thầy sát đất.
Với "chất" Hành hiệp trượng nghĩa sẵn trong người, trên cương vị mới, tôi luôn tin tưởng Thầy sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mong rằng PTTH TRẦN QUỐC TUẤN sẽ mạnh hơn, sẽ đào tạo nhiều hơn nhân tài cho đất nước. Ngôi trường - mái nhà  ấm cúng hơn cho các thế hệ Cựu học sinh luôn tìm về.
Lần nữa, xin chúc Thầy sức khỏe, hạnh phúc và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
                                                                                   Tháng 8/2018
                                                                         Trần Thanh Nhuận - KHÓA 92
                                      
 
 
                                    CẢM XÚC 20 NĂM  
Hai mươi năm gặp lại   
Nhìn đôi mắt em cay  
Bao nhiêu năm xa cách  
Trần Quốc Tuấn thân thương
Hai mươi năm gặp lại  
Trông bạn thật khác xưa  
Làm gì và ở đâu,  
Được mấy cháu rồi mày?
Hai mươi năm gặp lại  
Trông bạn thật quen quen  
Ngày xưa học lớp nào,   
Giờ còn nhớ tao không?
Hai mươi năm gặp lại  
Mày bây giờ ở đâu?  
Tao ở tận ngoài Bắc  
Ừ, tao ở tít Saì Gòn.
Hai mươi năm gặp lại  
Ô, cái thằng gì đấy  
Ngày xưa yêu con ấy  
Giờ nên duyên vợ chồng.
Bạn Lan thế nào rồi  
Còn bạn Cúc thì sao?  
Thảo có chồng bên Mỹ  
Thằng Bình ở bên Sin.
Ôi cuộc sống vô thường  
Vài người bạn chẳng may  
Đã ra đi quá sớm  
Bạn bè tiếc thương thay.
Hai muơi năm gặp lại  
Cái bảng vẫn màu đen  
Sao tóc thầy bạc trắng  
Bụi phấn vẫn rơi đầy.
Hai mươi năm gặp lại  
Lớp học vẫn còn đây  
Hoa phượng v

 

Tác giả bài viết: ADMIN

Nguồn tin: TQT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kỷ yếu
 

Video

Hành Khúc TQT

Thời khóa biểu

học online
english